Nhiều ý kiến tâm huyết của các ĐBQH góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội XIII In trang
06/11/2020 01:44 CH

(ĐHXIII) - Theo chương trình, tại Kỳ họp thứ 10, trong tuần tới, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã có những ý kiến tâm huyết góp ý vào các dự thảo Văn kiện này.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị), Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định: Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII đã xác định đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, nhấn mạnh về nguồn lực con người, coi đó là động lực cốt yếu, là nội dung đột phá chiến lược để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là mục tiêu hướng đến năm 2045 đưa nước ta thành nước phát triển có thu nhập cao.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị), Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: TH.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị), Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: TH.


Đề cập đến mục tiêu trong dự thảo Báo cáo chính trị nêu: “Đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, thu nhập trung bình cao”, đại biểu Đỗ Văn Sinh cho rằng: Dự thảo văn kiện Đại hội XIII đã đánh giá có bước tiến trong nguồn nhân lực nhưng để nhìn nhận một cách thật sự thì rõ ràng chúng ta còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao kể cả trong hệ thống chính trị từ cấp chiến lược. Bên cạnh đó, vấn đề năng suất lao động, ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng giáo dục, y tế… có bước tiến nhưng vẫn còn bất cập so với yêu cầu đặt ra.

Vì vậy, để đạt được mục tiêu trên phải có sự phấn đấu cực kỳ quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của nhân dân, trong đó điều quan trọng nhất hiện nay là xây dựng được hệ thống chính trị vững chắc, tinh gọn, đội ngũ cán bộ hết lòng phục vụ nhân dân.

Theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nội dung Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cần tập trung giải quyết cho được vấn đề công bằng xã hội thực chất; tránh quan điểm, tư tưởng công bằng nhưng lại thực hiện theo hình thức cào bằng.

Đại biểu phân tích, trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, có lúc, có nơi, việc thực hiện công bằng không đúng với ý nghĩa của sự phát triển. Có chính sách cho không hoặc cho vay, hỗ trợ không có điều kiện gì; điều đó không có ý nghĩa để thực hiện công bằng xã hội. Chính sự cào bằng này đã tạo ra sức ỳ trong xã hội và có thể khiến người dân ganh tỵ với nhau mà không tạo động lực để phát triển.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ảnh: TH.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ảnh: TH.


“Công bằng xã hội phải tuân thủ theo Hiến pháp tức là đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Người dân muốn hưởng quyền lợi, phải có nghĩa vụ, không nên cào bằng khiến người dân chỉ nghĩ đến quyền lợi mà không nghĩ đến đóng góp, cống hiến của mình”, đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) nhấn mạnh: Với tư cách là những người xây dựng pháp luật, giám sát tình hình thực hiện kinh tế - xã hội, đồng thời là người quyết định vấn đề quan trọng của đất nước, các đại biểu Quốc hội cần nghiên cứu kỹ các văn kiện của Trung ương, đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao, để các Văn kiện đi vào cuộc sống.

Liên quan đến các giải pháp phòng chống tham nhũng (PCTN) trong dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Phó Trưởng Ban dân nguyện đánh giá các giải pháp trong Văn kiện là rất căn bản. Trong đó đã đề cập đến những giải pháp về đường lối, chủ trương của Đảng, về tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, về công tác cán bộ – công tác căn bản nhất. Bên cạnh đó, những giải pháp về chế tài, về kinh tế hay phát huy phong trào toàn dân giám sát PCTN đặt ra đều đúng cả.

“Quan trọng là chúng ta đưa vào tổ chức thực hiện như thế nào và quá trình chúng ta cụ thể, thể chế hóa các nghị quyết”, đại biểu nói.

Theo đại biểu Nhưỡng, cụ thể nhưng phải quyết liệt, tránh ban hành ra nghị quyết nhưng triển khai hời hợt, thậm chí không để có tình trạng cấp cơ sở coi PCTN là nhiệm vụ của cấp trên bởi cho đây là nhiệm vụ lớn, còn cấp trên thì “khoán trắng” cho cấp cơ sở.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Phó Trưởng Ban dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: TH.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Phó Trưởng Ban dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: TH.


Đây là những vấn đề cần quán triệt kỹ càng và chính bản thân các tổ chức đảng phải kiểm soát rất kỹ vấn đề cụ thể hóa đường lối của Đảng, các chủ trương đặt ra trong nghị quyết trong hệ thống của mình!.

Về vấn đề thể chế, cần tổng kết, nghiên cứu rà soát lại tất cả các quy định về PCTN xem đã đảm bảo tính khả thi, hiệu quả triển khai trên thực tế chưa. Điều này đòi hỏi  Đảng và Nhà nước phải thống nhất, từ cụ thể hóa đến thể chế hóa.

Song song với đó, phải tập huấn cho các tuyên truyền viên, báo cáo viên, các cán bộ chịu trách nhiệm trực tiếp làm công tác PCTN./.

(Daihoi13.dangcongsan.vn)

Lượt xem: 1.353
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 003886062
  •  Đang online: 139
  •  Trong tuần: 18.539
  •  Trong tháng: 100.781
  •  Trong năm: 1.187.437