Tọa đàm trực tuyến “Góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng” In trang
20/10/2020 09:42 SA

- Kính thưa các đồng chí!
- Thưa các bạn!

Với khí thế thi đua sôi nổi của cả nước quyết tâm vượt qua khó khăn do đại dịch COVID – 19 và bão lũ thiên tai gây ra, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế năm 2020 và hướng đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; thực hiện Hướng dẫn số 151-HD/BTGTW, ngày 10/9/2020 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến của Nhân dân vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, hôm nay, ngày 19/10/2020, tại Hà Nội, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Góp ý Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”

Tham gia chỉ đạo và trả lời Tọa đàm trực tuyến, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu:

1- GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận TW

2 - TS Cao Viết Sinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3 - PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký kiêm Ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương

4 - Đồng chí Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

5-  TS Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Các đồng chí đại biểu, các đồng chí lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và phóng viên các cơ quan báo chí.

Thời gian qua, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 200 câu hỏi của bạn đọc gửi đến Tòa soạn. Với những nội dung từng câu hỏi, Ban Tổ chức đã tổng hợp, biên tập để gửi tới các đồng chí khách mời tham dự Tọa đàm trực tuyến ngày hôm nay.

Ban Tổ chức chân thành cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc và ngay bây giờ bạn đọc có thể tham gia gửi câu hỏi đến Ban tổ chức theo địa chỉ đã được công bố trên Trang thông tin điện tử Đại hội XIII của Đảng và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

 Chân thành cảm ơn sự quan tâm và có mặt đông đủ của các đồng chí khách mời tham gia trả lời Tọa đàm trực tuyến; cảm ơn các phóng viên báo chí đã tới dự và đưa tin buổi tọa đàm.

Kính chúc sức khỏe Quý vị đại biểu và chúc cho buổi Tọa đàm trực tuyến của chúng ta thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Sau đây xin trân trọng giới thiệu và kính mời đồng chí TS Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam lên phát biểu Đề dẫn buổi Giao lưu trực tuyến.

Kính thưa đồng chí, các nhà khoa học!

Kính thưa các đồng chí đại biểu và bạn đọc thân mến!

Thực hiện Hướng dẫn số 151-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến của Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, hôm nay, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”.

Kể từ khi đăng tải thông tin về cuộc Tọa đàm trực tuyến hôm nay, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 200 câu hỏi của bạn đọc mong muốn tìm hiểu các nội dung chủ yếu, trọng tâm, cốt lõi trong dự thảo Văn kiện Đại hội XIII cần góp ý trong thời gian tới. Ban Tổ chức Toạ đàm đã tổng hợp các câu hỏi theo chủ đề và nội dung trọng tâm để gửi tới các vị khách mời tham dự Tọa đàm.

Tại buổi Tọa đàm ngày hôm nay, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp tâm huyết của các đại biểu tham dự Tọa đàm.

Để góp phần tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động và ý chí quyết tâm trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ban Tổ chức rất mong các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học và các đại biểu tập trung làm rõ hơn những nhóm nội dung, vấn đề cần tập trung góp ý, thảo luận, trao đổi sau đây: 

Thứ  nhất, những điểm mới, những nhóm nội dung quan trọng cốt lõi trong Dự thảo các văn kiện: Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng; Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.

Thứ  hai , những nội dung cơ bản trong các dự thảo các Văn kiện cần lấy ý kiến nhân dân:

Một là, những nội dung cơ bản trong Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng cần lấy ý kiến của nhân dân:

- Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới; Tầm nhìn và định hướng phát triển: Quan điểm chỉ đạo; mục tiêu phát triển tổng quát; các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030; Định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế.

- Định hướng nhiệm vụ, giải pháp trên từng lĩnh vực: giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn hóa, xã hội, con người; ...

- Định hướng nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng .

Ha là, những nội dung cơ bản xin ý kiến góp ý nhân dân về Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030:

-Đánh giá bối cảnh trong nước và thế giới trước và sau Đại hội XI (2011); Những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020.

- Dự báo bối cảnh quốc tế, khu vực, cơ hội, thách thức và tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian tới…; các quan điểm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian tới; về mục tiêu phát triển; về các đột phá chiến lược; những nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là thị trường quyền sử dụng đất; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân…

- Những nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách về văn hóa, xã hội; các biện pháp giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, chính sách tiền lương; hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; xây dựng nền văn hóa, đạo đức con người Việt Nam; giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ…

Ba là, những nội dung cơ bản xin ý kiến góp ý nhân dân vềdự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025:

Đánh giá bối cảnh trước và sau Đại hội XII (2016). Những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020; Bối cảnh quốc tế, khu vực và cơ hội, thách thức tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta 5 năm tới.Mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 2021 – 2025 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu…

Bốn là, những nội dung cơ bản xin ý kiến góp ý nhân dân vềcông tác xây dựng Đảng, tập trung: (1) Đánh giá ưu điểm, thành tựu và hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm đã nêu trong dự thảo Báo cáo, nhất là kết quả thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng; (2) Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ Đại hội XIII, nhất là 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp; 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá.

Về thi hành Điều lệ Đảng, tập trung lấy ý kiến góp ý về nhận định, đánh giá tổng quát; những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong thi hành Điều lệ Đảng.

Kính thưa các đồng chí!

Việc góp ý vào dự thảo các Văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng là đợt sinh hoạt chính trị lớn. Qua đó,  tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của Nhân dân tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, góp phần nâng cao chất lượng Dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, làm cho ý Đảng hợp với lòng Dân.

Các ý kiến góp ý tại Tọa đàm sẽ góp thêm tiếng nói, góc nhìn nhằm xây dựng Văn kiện vừa có cơ sở lý luận và vừa mang tính thực tiễn cao. Ban Tổ chức sẽ tiếp thu, nghiên cứu, chắt lọc, tổng hợp và chuyển tới các cơ quan có chức năng để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trình Tiểu ban Văn kiện.

Đồng thời, ngay sau cuộc tọa đàm này, Báo sẽ tiếp tục mở các diễn đàn, các hình thức lấy ý kiến để độc giả có thể dễ dàng góp ý vào các nội dung dự thảo văn kiện. Báo giao Ban Xây dựng Đảng cập nhật thường xuyên các ý kiến góp ý. Kết thúc đợt góp ý, Báo sẽ có báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của bạn đọc, báo cáo Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương.

Thay mặt lãnh đạo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu khách mời đã dành thời gian tham gia buổi Tọa đàm trực tuyến quan trọng, đầy ý nghĩa này.

Xin cảm ơn Quý độc giả của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã tích cực và sẽ tiếp tục tham gia đối thoại trực tuyến, đặt thêm nhiều câu hỏi xoay quanh các nội dung, chủ đề của Tọa đàm hôm nay.

Kính chúc sức khỏe Qúy vị đại biểu và chúc cho buổi Giao lưu trực tuyến của chúng ta sẽ đạt kết quả tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Nhà báo Thu HàXin được  bắt đầu cuộc giao lưu với GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.

Bạn Khởi Nguyên ở địa chỉ khoinguyenhd82@gmail.com hỏi: Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã được lấy ý kiến tại đại hội đảng bộ cơ sở và cấp trên cơ sở và hiện nay đang lấy ý kiến tại đại hội đảng bộ cấp tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Là người trong Ban soạn thảo dự thảo các văn kiện, GS có lưu ý gì để việc lấy ý kiến Nhân dân thật sự trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng?

GS.TS Phùng Hữu PhúNhư chúng ta đã biết, quá trình xây dựng các văn kiện Đại hội Đảng cũng như quá trình xây dựng các đường lối, chủ trương của Đảng đều tuân thủ theo sự chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Mọi đường lối, chủ trương của Đảng xuất phát từ nơi dân chúng và trở lại với dân chúng. Lời căn dặn có tính chất là phương châm trong hoạt động hoạch định đường lối của Đảng, trong quá trình xây dựng các dự thảo văn kiện thì ngay từ điểm bắt đầu đã tôn trọng ý kiến của nhân dân. 

Quá trình xây dựng các văn kiện, đặc biệt là Báo cáo chính trị kết hợp cả hai nguồn: Một là, tổng kết thực tiễn. Lần này chúng ta tiến hành tổng kết rất nghiêm túc 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, tổng kết 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991. Tổng kết thực hiện Cương lĩnh là tổng kết các sáng kiến trong lao động sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân ta. Cái gốc của nó bắt đầu từ ý kiến, sáng kiến của nhân dân.

Hai là, xin ý kiến của Đại hội đảng bộ cấp cơ sở, đảng bộ cấp quận, huyện, tỉnh, thành và tương đương. Các cấp ủy đảng cũng là nơi tập hợp, phản ánh nguyện vọng của nhân dân. Lần này, sau khi đã tiếp thu ý kiến các tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên, các chuyên gia, Trung ương cho hoàn thiện một bước và công bố rộng rãi để xin ý kiến của toàn dân. 

Lần này là lần lấy ý kiến trực tiếp và rộng rãi nhất của nhân dân. Như thế, chúng ta thấy là quá trình xây dựng nghị quyết của Đại hội, các văn kiện Đại hội XIII từ đầu đến cuối đều tôn trọng nguyên tắc lắng nghe, tiếp thu, xin ý kiến, sáng kiến, nguyện vọng của nhân dân. Suy cho cùng, đường lối của Đảng chỉ có ý nghĩa khi được quần chúng nhân dân ủng hộ, biến đường lối thành hiện thực.

Nhà báo Thu Hà: Thưa GS.TS Phùng Hữu Phú, bạn đọc Nguyễn Thanh Tùng ở Thanh Hóa gửi câu hỏi: Quá trình tìm hiểu được biết chủ đề và phương châm của Đại hội XIII là một trong những định hướng tư tưởng quan trọng của Đại hội, xGS chia sẻ những điểm đặc biệt của chủ đề và phương châm của Đại hội XIII? Những điểm mới gì so với Đại hội XII? Và khi góp ý về chủ đề của Đại hội, Nhân dân nên tập trung vào vấn đề nào?

GS.TS Phùng Hữu Phú:

Như chúng ta đã biết, mỗi Đại hội Đảng đều xác định chủ đề và phương châm. Chủ đề Đại hội thực chất là tư tưởng chỉ đạo lớn, định hướng cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong chặng đường sắp tới.

Chủ đề của Đại hội là kết hợp của 5 thành tố: Về Đảng, về dân tộc, về công cuộc đổi mới, về sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu phấn đấu.

Đại hội X, XI, XII, các chủ đề đều nói đến 5 thành tố này. Lần này kế thừa những chủ đề của các chủ đề Đại hội lần trước, đặc biệt là Đại hội XII nhưng mà có bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.

Đáng chú ý, chủ đề Đại hội lần này có những điểm mới sau đây:

- Thứ nhất, trước đây ta mới chỉ ghi là “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh”, lần này, chủ đề Đại hội được đề xuất “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Như vậy, ta đã bổ sung thêm cả “hệ thống chính trị” bao gồm Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội. Đảng vừa là thành viên, vừa là lãnh đạo cao nhất. Chúng ta đã nhấn mạnh đến vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị.

- Thứ hai: Về yếu tố dân tộc, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta bổ sung thêm yếu tố dân chủ, xây dựng xã hội chủ nghĩa có bổ sung thêm những nhân tố mới là khơi dậy khát vọng phát triển dân tộc, phát huy ý chí.

Như vậy, yếu tố dân tộc có  nội dung mới:

 Trước hết là nhấn mạnh vấn đề khát vọng phát triển đất nước. Dự thảo nhấn mạnh đến vấn đề khơi dậy phát triển, xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc, có ý chí vươn lên. Khát vọng và ý chí là trạng thái tinh thần nhưng mà có sức mạnh chuyển hóa thành hành động. Đất nước ta đã trải qua những giờ phút khó khăn, đã vượt qua nghèo đói lạc hậu, chúng ta chiến thắng và vượt lên bằng khát vọng dân tộc. Như vậy, lần này chúng ta nhấn mạnh đến nội dung phải khơi dậy ý chí khát vọng dân tộc.

Hai là, trong thời đại toàn cầu hóa, không dân tộc nào tự mình đi lên, mà phải gắn vận mệnh dân tộc, đất nước mình vào thời đại, kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với thời đại.

Ba là, mục tiêu phát triển phấn đấu đến thế kỉ XXI đưa nước ta phát triển thành nước xã hội chủ nghĩa. Trước đây, chúng ta đã phấn đấu nước ta trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lần này, chúng ta đã tiếp thu xu hướng chung kinh nghiệm của thế giới, đưa nước ta thành quốc gia phát triển theo chuẩn mực chung.

Đó là 3 điểm nhấn mới trong dự thảo văn kiện lần này.

* Về phương châm: Nhấn mạnh đoàn kết là sức mạnh, Bác Hồ đã nói “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, giữ gìn đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Nhất là trong Đảng, chúng ta phải đặc biệt giữ đoàn kết. Muốn có một quốc gia dân chủ thì dân chủ trong Đảng phải là nòng cốt, dân chủ phải là kỉ cương, kỉ luật của Đảng.

Trong bối cảnh mới, đoàn kết, dân chủ, kỷ cương là yếu tố cần, nhưng phải thêm yếu tố sáng tạo. Thời gian thay đổi, Đảng phải sáng tạo trên tinh thần kiên định. Đó là những tiền đề, nhân tố quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Như vậy, phương châm của Đại hội lần này là đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo, phát triển.

- Nhà báo Thu Hà:Xin cảm ơn GS.TS Phùng Hữu Phú.

Cũng đề cập đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bạn đọc Hoàng Thế Anh ở Cần Thơ, Nguyễn Thị Mùi ở Bắc Ninh có nội dung câu hỏi gửi đến TS Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:

Theo TS, khi Nhân dân góp ý về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thì nên tập trung vào những nội dung chủ yếu nào? Những giải pháp đưa ra trong các Dự thảo về kinh tế - xã hội liệu đã phù hợp với xu thế phát triển chưa? Theo TS, cần bổ sung thêm điều gì không?

TS. Cao Viết Sinh: Thưa bạn đọc! Đất nước ta trải qua 3 thời kỳ phát triển chiến lược. Lần thứ nhất là giai đoạn 1991-2000, đề cập tới vấn đề ra khỏi khủng hoảng, ổn định và phát triển đất nước, mà thực chất sau khi thực hiện được 10 năm, chúng ta đã vượt ra khỏi khủng hoảng, trong đó tăng trưởng kinh tế bình quân  7,26%. Lần thứ hai là đưa Việt Nam ra khỏi nước có thu nhập trung bình thấp, về cơ bản chúng ta đã thực hiện được. Lần thứ ba, đặt ra một chiến lược, tạo tiền đề nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nội dung này chúng ta đang thực hiện. Lần này là lần thứ tư 2021-2030, đã có nhiều căn cứ khoa học và sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước và có nhiều đổi mới từ: Đánh giá, đặt vấn đề, quan điểm, đột phá, giải pháp.

Chúng tôi mong muốn và khuyến khích các ý kiến góp ý vào đánh giá tình hình một cách khách quan, nhất là bối cảnh COVID-19 vào năm 2020, 5 năm qua (2015-2020), trong đó 4 năm đầu tăng trưởng đạt 6,8%, chỉ năm nay mới hơn 2%. Do đó, mong độc giả góp ý những mặt được và chưa được, góp ý một cách khách quan nhất. Tiếp theo, mong độc giả phát hiện thêm các nguyên nhân mà Dự thảo chưa đề cập hết, đặc biệt rút ra bài học để từ đó có phương hướng khắc phục, hành động hiệu quả trong thời gian tới, nhất là trong giai đoạn 10 năm 2001-2020.

Như PGS.TS Nguyễn Viết Thông đã nêu một số nhận định về bối cảnh, nhất là bối cảnh quốc tế có nhiều phức tạp khó lường, mong bạn đọc góp ý thêm về bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước mà Dự thảo chưa đề cập hết, nhất là về quan điểm phát triển, đặc biệt nhấn mạnh tính bền vững với tính chất xuyên suốt, có kế thừa chiến lược trước nhưng có nội hàm nội dung đổi mới phù hợp bối cảnh hiện nay.

Cũng mong muốn bạn đọc bổ sung thêm định hướng, các đột phá. Rất vui mừng nếu bạn đọc góp ý càng nhiều, chúng tôi càng có cơ hội để chắt lọc, hoàn thiện hơn, bởi đây là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng.

Nhà báo Thu Hà: Vẫn là một câu hỏi gửi đến TS. Cao Viết Sinh. Vâng thưa TS, bạn đọc Quỳnh Hoa ở địa chỉ hoaqltnn@gmail.com hỏi: 5 quan điểm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian tới đã thể hiện trong văn kiện như thế nào? Mục tiêu tổng quát đã bảo đảm tính bao quát và khả thi chưa?

TS. Cao Viết Sinh: Phải nói rằng trong dự thảo Chiến lược lần này, chúng tôi kế thừa quan điểm còn phù hợp của Chiến lược 10 năm trước. Nhưng mà lần này, có những điểm mới; ví dụ: Chúng tôi đưa ra quan điểm thứ nhất là quan điểm phát triển nhanh và bền vững dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong đó nói rõ quan điểm phát triển nhanh, bền vững phải dựa vào phát triển khoa học công nghệ,  dựa vào đổi mới sáng tạo và nhất là chuyển đổi số bởi vì chuyển đổi số, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay là một cuộc cách mạng rất mới và nó sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam có thể đi nhanh hơn so với các nước.

Quan điểm thứ hai là chúng tôi lấy cải cách nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm mục tiêu để phấn đấu.  Chất lượng của thể chế là rất quan trọng. Và đặc biệt nữa là vấn đề thực thi pháp luật. Trước đây chúng ta hay nói rằng là chủ trương của chúng ra đều rất hay nhưng việc tổ chức thực thi thì có vấn đề trên thực tế. Cho nên lần này, trong quan điểm phát triển là chúng tôi phải vừa bảo đảm về pháp luật, nhưng tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tế là cốt lõi.

Quan điểm thứ ba là khơi dậy khát vọng phát triển đất nước. Tôi cho là  đây là vấn đề rất mới, trước đây trong chiến lược chưa đề cập. Đâu đó cũng có nói nhưng lần này đã đưa vào trong quan điểm.

Quan điểm thứ tư là xây dựng nền kinh tế tự chủ. Trước đây cũng có đề cập vấn đề này. Tuy nhiên, lần này đề cập quan điểm này là phải dựa trên làm chủ công nghệ, nếu chúng ta chỉ nói là nền kinh tế tự chủ nhưng chúng ta không làm chủ được công nghệ thì mỗi lần có vấn đề gì xảy ra chúng ta lại không xử lý được. Cho nên chúng tôi cho rằng, quan niệm lần này đặt ra những vấn đề sâu hơn phải dựa vào làm chủ công nghệ, đặc biệt là phải hình thành cho được năng lực quốc gia, năng lực quốc gia sản xuất trong nước mình, làm chủ được năng lực sản xuất. Bởi vì qua thực tế, “cú hích” vừa rồi thì phải nói rằng vấn đề năng lực tự chủ, năng lực sản xuất trong nước là có nhiều vấn đề mà cần phải đề cập, cho nên chúng ta bị lệ thuộc đầu vào rồi vẫn lệ thuộc công nghệ. Ngay các nước phát triển như Mỹ hoặc Châu Âu cũng bị lệ thuộc bởi một thị trường nào đó, cho nên không làm chủ được. Tôi cho rằng lần này, trong quan niệm phát triển thì chúng tôi cũng có nêu vấn đề đó.

Quan điểm thứ năm là cương quyết quyết kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, tự chủ chủ quyền. Chúng tôi vẫn kế thừa quan điểm mà chiến lược trước đây đã nêu. 

 Nhà báo Thu HàVẫn là một câu hỏi gửi đến GS.TS Phùng Hữu Phú của bạn đọchuonggiangbtt@gmail.com. Thưa GS, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu: Các Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII lần này đã phân tích, đánh giá, tạo sự thống nhất cao trong nhận định về những kết quả, thành tựu đã đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm được rút ra từ tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020? GS có thể làm rõ hơn một số điểm nhấn nổi bật, cốt lõi về vấn đề này?

- GS.TS Phùng Hữu Phú:

Dự thảo Văn kiện lần này đánh giá rất cụ thể, thẳng thắn quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế,  văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Trong dự thảo có khẳng định trong nhiệm kỳ vừa qua, nhất là trong 4 năm đầu, từ 2016 – 2019, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chúng ta đang phấn đấu quyết liệt và lưu nhiều dấu ấn nổi bật. Chúng ta thấy rất rõ trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay: Sự cạnh tranh giữa các nước lớn diễn ra gay gắt, chiến tranh thương mại, các kỳ xung đột cục bộ nơi này nơi khác, biến đổi khí hậu tác động thường xuyên …, nhưng nền kinh tế của chúng ta duy trì được mức độ tăng trưởng khá cao; hạ tầng cân đối vĩ mô tốt; chính trị xã hội ổn định và đối ngoại được tăng cường; vai trò, vị thế, uy tín quốc tế của nước ta được nâng lên rõ rệt.

Có thể nói, chúng ta đạt được những thành tựu quan trọng và tạo ra những dấu ấn nổi bật.  Đánh giá riêng năm 2020, trên tác động của đại dịch COVID- 19, chúng ta đã phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, được sự ủng hộ tích cực của toàn dân, toàn bộ lực lượng quân sự vào cuộc tích cực, đồng bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quan trọng là chúng ta có những giải pháp đúng, cho nên đã kiềm chế được đại dịch, hạn chế đến mức cao nhất những tổn thất mà đại dịch có thể gây ra. Đồng thời, chúng ta vẫn phấn đấu duy trì ổn định về phát triển kinh tế,  đảm bảo đời sống xã hội. Điều đó đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng với Nhà nước và nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế.

Đó là đánh giá những mặt được. Tuy nhiên, Dự thảo cũng chỉ ra rất rõ, rất cụ thể những yếu kém, khuyết điểm, hạn chế; về việc chúng ta phải khắc phục những yếu kém về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, về xây dựng Đảng. Nguyện vọng của nhân dân mong muốn, toàn Đảng, toàn dân phải nghiêm túc đánh giá thật đầy đủ và kiên quyết khắc phục cho được những tồn tại, yếu kém để đất nước có thể phát triển nhanh và bền vững hơn.

Nhà báo Thu Hà: Xin cảm ơn GS.TS Phùng Hữu Phú. Và chúng ta bắt đầu giao lưu với PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký kiêm Ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.

Thưa PGS, trong nhiều lần phát biểu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.

Vậy tại các văn kiện của Đảng đã đề cập đến nội dung chủ yếu, mấu chốt này như thế nào, nhất là những kết quả sau 35 năm đổi mới và việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng? Và khi góp ý, Nhân dân nên chú ý đến nội dung này như thế nào?

 Câu hỏi này được gửi đến từ bạn minhnhatnguyen8008@gmail.com? Xin mời PGS. TS Nguyễn Viết Thông.

PGS.TS Nguyễn Viết Thông:

Như GS.TS Phùng Hữu Phú vừa chia sẻ, tại Đại hội XIII của Đảng tới đây sẽ đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, đánh giá 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, cũng là 10 năm thực hiện Cương lĩnh năm 2011. Nhìn lại 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, các văn kiện trình Đại hội Đảng, đặc biệt Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm của Đại hội viết ở tầm khái quát nên không thể đi vào cụ thể được, chứ thực ra, những thành tựu của công cuộc đổi mới thì đến nay là 35 năm các đại hội Đảng đã đánh giá.

Tại Đại hội VII đánh giá 5 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra và thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đại hội VIII thì đánh giá 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội IX đánh giá 15 năm đổi mới, Đại hội X đánh giá 20 năm đổi mới và có tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội XI nhìn lại 25 năm đổi mới và đánh giá tổng kết thực hiện Cương lĩnh 1991 và ban hành Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011.

Gần đây, trong nhiều lần phát biểu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Trong Báo cáo chính trị chỉ dùng khoảng 10 dòng nói về vấn đề này bởi lí do khuôn khổ của Báo cáo. Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhân dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã nói điều đó. Trong gần 2 tháng qua, các báo chí đã làm rõ cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước ta.

Nói đến cơ đồ thì hiện nay có cái gì? Nếu so với trước đổi mới, so với suốt chiều dài lịch sử thì đúng là cơ đồ chưa bao giờ có như hiện nay. Về quy mô nền kinh tế, bước vào đổi mới đến năm 1988 thì GDP Việt Nam lúc bấy giờ chưa qua 2 con số, nhưng đến nay dự kiến 2020 thì khả năng ước đạt 299 tỷ đô la. Như vậy, so với trước đổi mới, quy mô nền kinh tế đã khác, cơ sở vật chất khác. Nói theo bề nổi là diện mạo đất nước, nói theo chiều sâu là cơ đồ.

Về tiềm lực thì đất nước ta chưa bao giờ tiềm lực như hiện nay, cả về vật chất và tinh thần. Tôi nói ngay vấn đề dân số gần 100 triệu dân cũng là nguồn lực lớn; tiềm lực tinh thần kể cả từ trong đường lối, lý luận về đường lối đổi mới, lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng được xác định rõ hơn cũng là tiềm lực để phát triển đất nước trong những năm tới.

Nói về vị thế, chúng ta biết là trước khi có Đảng, Việt Nam không có tên trên bản đồ thế giới, đến bây giờ chúng ta quan hệ với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, quan hệ với tất cả các đối tác, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế, khu vực. Ngay trong khu vực ASEAN, quy mô nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 4. Như vậy để nói rằng vị thế của Việt Nam rất khác. Và ngay trong nhiệm kỳ này, Việt Nam lần thứ hai được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhưng khác lần trước ở chỗ, lần này số phiếu bầu gần như tuyệt đối 192/193 nước bầu cho Việt Nam. Hay năm nay Việt Nam là Chủ tịch ASEAN thì vị trí Chủ tịch ASEAN chúng ta đã làm rồi nhưng vị trí trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là đại dịch COVID-19 thì Việt Nam chúng ta đang hoàn thành tốt vị trí Chủ tịch ASEAN.

Nói vậy để thấy rằng, vị thế Việt Nam khác, từ kinh tế cho đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, văn hóa. Uy tín Việt Nam hiện nay cũng khác, như giáo sư Phùng Hữu Phú vừa nói, qua đại dịch COVID-19 thì Việt Nam là một điểm sáng, hay việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ Việt Nam cũng là một điểm sáng.

Tôi xin nói lại với bạn đọc, trong khuôn khổ của Báo cáo chỉ viết rất ngắn nhưng chúng ta phải tiếp tục làm rõ và nếu bạn đọc theo dõi thì hai tháng qua, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đã tiếp tục làm rõ. Tôi được biết Ban Tuyên giáo Trung ương chuẩn bị xuất bản cuốn sách là “Rạng rỡ non sông cơ đồ đất nước” hơn 100 trang để làm rõ cơ đồ, vị thế, uy tín  của Việt Nam.

- Nhà báo Thu Hà:

Thưa PGS.TS Nguyễn Viết Thông, bạn đọc ở địa chỉ khucyen81@gmail.com có gửi đến câu hỏi: Những nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế về phát triển văn hóa - xã hội trong dự thảo có điểm nào mới? Chủ trương chính sách đó đã phù hợp chưa và có vấn đề gì cần bổ sung thêm không? Xin mời PGS.TS Nguyễn Viết Thông?

- PGS.TS Nguyễn Viết Thông:

Có thể nói khái quát về các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, các vấn đề về phát triển văn hóa được coi trọng hơn so với các kỳ Đại hội trước đây. Như GS.TS Phùng Hữu Phú đã nói, chủ đề Đại hội “Khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí , sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại” đã nói đến văn hóa. Điểm mới nữa là Báo cáo chính trị lần này đề ra 5 quan điểm chỉ đạo, trong đó có quan điểm thứ hai “tiếp tục khẳng định: Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh là trọng yếu thường xuyên”. Ngay trong quan điểm đó vẫn đề cập. Trong 12 định hướng nhiệm vụ tổng quát 10 năm tới thì văn hóa xã hội cũng được đề cập rõ, và đặc biệt định hướng 12 khi nói về quan hệ thì chốt lại và nhấn mạnh là phải đảm bảo tính định hướng XHCN trong quá trình phát triển.

Trong Báo cáo chính trị lần này dành hai mục lớn, một mục nói về văn hóa con người, một mục nói về xã hội.

 Về văn hóa, kế thừa trước đây, căn cứ vào thực tế yêu cầu thời gian tới, thì có một số điểm mới nổi bật:

 Điểm thứ nhất, tập trung nghiên cứu xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia và chuẩn mực con người gắn với phát triển hệ gia đình Việt Nam trong thời đại mới. Có lẽ lần đầu tiên trong văn kiện Đảng chúng ta đề cập là phải tập trung xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia. Đất nước ta có mấy nghìn năm lịch sử, có nhiều giá trị  cần phải được tổng kết và xây dựng. Đó là điểm mới đầu tiên về lĩnh vực văn hóa.

Điểm thứ hai là nói về văn hóa có giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn sự xuống cấp về lối sống đạo đức.

Điểm thứ ba mà Đại hội XII đã đề cập, lần này nhấn mạnh hơn là phát triển công nghiệp văn hóa. Trên thế giới đã triển khai rồi, nhiều nước có nền công nghiệp văn hóa phát triển rất mạnh nhưng Việt Nam đề ra trong các Đại hội trước nhưng triển khai chưa  được bao nhiêu. Nên trong dự thảo Văn kiện lần này đề ra nhiệm vụ quan trọng triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Đây cũng là những điểm mới về văn hóa.

Về xã hội, lần này nhấn mạnh hơn ngay cả trong đánh giá tình hình, trong quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp có nói đến. Điểm đầu tiên trong  khi nói về xã hội, dự thảo Văn kiện nói nhận thức đầy đủ và bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong các chính sách xã hội. Trong phần đánh giá, ta đã thể hiện rõ tinh thần này.

Có lẽ tính ưu việt của xã hội ta so với các nước tư bản không thể lấy tốc độ tăng trưởng, bình quân thu nhập đầu người để so với họ mà cái để so là vấn đề xã hội, nên làm sao xã hội phải thể hiện đậm nét hơn. Dự thảo lần này nhấn mạnh đến xã hội và phúc lợi xã hội. Cái này phải nói rõ là chúng ta làm chưa tốt, chừng mực nào đã ảnh hưởng đến định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó quan điểm đầu tiên khi nói đến vấn đề xã hội là phải nhận thức đầy đủ và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong các chính sách xã hội. Đây là cái mới và nhấn mạnh đến an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. thì sẽ thấy được tính ưu việt của CNXH. Điều này đã được thể hiện qua đợt đại dịch và ứng phó với đại dịch. Một trong những nguyên nhân mà chúng ta ứng phó thành công là tính ưu việt của CNXH. Những ưu việt này chúng ta phải nhân rộng hơn, phát huy thành công hơn so với các kỳ trước đây.

Chính sách xã hội hiện nay vẫn nằm chung trong tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, thể hiện ở tiến bộ và công bằng xã hội.

Nhà báo Thu Hà:

Và thưa TS Cao Viết Sinh, bạn Đức Hoàng ở địa chỉ duchoanglongan@gmail.com hỏi: Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Căn cứ vào đâu để Dự thảo đưa ra mục tiêu như thế này? Đồng chí có góp ý gì vấn đề này?

TS Cao Viết Sinh: Thưa bạn đọc! Vấn đề xác định mục tiêu 2025, 2030, 2045 được đông đảo các ý kiến quan tâm. Tiểu ban Kinh tế chúng tôi đã đặt nhiều đề tài cho 3 mốc quan trọng đó, đưa nhiều phương án, sau đó trình Trung ương lựa chọn.

Với căn cứ xác định mục tiêu, chúng tôi dựa vào việc đánh giá Việt Nam đang ở đâu (theo thống kê thì hiện nay, nước ta đang ở giai đoạn cuối nước thu nhập trung bình thấp), tiếp đến là căn cứ vào các yếu tố có thể kỳ vọng đạt được và dự báo tình hình trong nước 5 năm, 10 năm thậm chí 30 năm.

Còn phải kể đến các căn cứ vào nghiên cứu của các tổ chức quốc tế cho khu vực, trong đó nhiều dự báo cho Việt Nam ta, đơn cử như với nội dung thu nhập trung bình thấp hay cao, Tiểu ban văn kiện về kinh tế căn cứ vào tiêu chí của Ngân hàng thế giới (WB): Thu nhập thấp (dưới 1.000 USD), trung bình thấp (1.000-4.000 USD), trung bình cao (4.000-12.000USD) và cao (trên 12.000USD); hay với chỉ số công nghiệp, chúng tôi căn cứ và tiêu chỉ của Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNDO) với quy định thế nào là nước công nghiệp, công nghiệp mới nổi. Nếu chỉ đưa các tiêu chí của riêng Việt Nam thì rất dễ nhưng để quốc tế công nhận mới là vấn đề, vì thế, phải căn cứ vào các tiêu chí quốc tế một cách rõ ràng.

Bên cạnh đó, căn cứ vào các đột phá – như đồng chí Phùng Hữu phú nêu - và ở đây là chúng ta đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, công nghệ số, các giải pháp đặt ra 5-10 năm tới.

Thực chất, tới giờ phút này, Tiểu ban đã công bố các mục tiêu như bạn đọc đã biết và MC đã nêu. Tất nhiên, rất mong dưới nhiều góc độ khác nhau, bạn đọc cũng có thể tham gia với việc căn cứ mục tiêu để Tiểu ban tiếp tục hoàn thiện.

Nhà báo Thu Hà: Thưa PGS.TS Nguyễn Viết Thông, bạn đọc Vũ Khắc Kiên ở địa chỉkienvukhac@yahoo.com gửi đến câu hỏi: Năng suất lao động của nước ta trong 10 năm trở lại đây vẫn quá thấp. Theo dự thảo Chiến lược, năm 2019, chỉ bằng 7,6% Singapore, 19,5% Malaysia, 37,9% Thái Lan… và  khoảng cách chênh lệch ngày càng gia tăng. Mặc dù dự thảo cũng đưa ra giải pháp cho vấn đề này, nhưng theo đồng chí cần làm gì để Việt Nam theo kịp các nước?

PGS.TS Nguyễn Viết Thông: Thưa bạn Kiên và các bạn, chúng ta nên lưu ý có hai cách so sánh. Một là, so sánh với thế giới để xem Việt Nam chúng ta nằm ở đâu trong bản đồ thế giới; hai là, so với chính chúng ta trong dự thảo Báo cáo chính trị cũng như Báo cáo kinh tế. Chúng ta đã đánh giá về năng suất lao động. Ví dụ như, trong Báo cáo chính trị nói rằng, năng suất lao động giai đoạn 2011 - 2015 tăng 4,3%; nhưng giai đoạn 2016 – 2020, chúng ta đã nâng lên được 5,8%. Như thế để thấy rằng, năng suất lao động ngày càng tăng trong quá trình đổi mới và trong so sánh với chính chúng ta đến bây giờ.

So với trong quá trình trước đổi mới, năng suất lao động Việt Nam đã tăng; ví dụ năm 2020 so với năm 2015 từ 4,3% lên 5,8%. Điều đáng nói là năng suất lao động so với chúng ta đồng thời so với thế giới đúng là chúng ta đã tụt hậu. Điều này đã khẳng định sự tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế từ hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, và chúng ta đang phấn đấu để rút ngắn khoảng cách này. Trong dự thảo Văn kiện, kể cả Báo cáo Chính trị, Báo cáo về kinh tế - xã hội cũng đã đề ra một hệ thống các giải pháp để nâng cao năng suất lao động, ví dụ như trong phần Báo cáo về kinh tế thì chúng ta phải đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế số. Tôi coi một giải pháp hay là giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh khoa học công nghệ. Giáo sư Phùng Hữu Phú vừa rồi nói, dự thảo nêu 3 đột phá chiến lược cũng xoay quanh để nhằm nâng cao năng suất lao động Việt Nam để có thể đuổi kịp các nước khác. Điều này theo tôi cũng không khó lắm với cơ đồ tiềm lực, vị thế, uy tín. Đây là điều kiện thuận lợi và với đường lối đúng đắn của Đảng, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn dân thì tôi tin rằng 5, 10 năm tới, năng suất lao động Việt Nam sẽ được tăng nhanh hơn giai đoạn trước và 10 năm tới, có thể tăng lên kể cả quy mô nền kinh tế, kể cả thu nhập.

Nhà báo Thu Hà: Một câu hỏi khác được gửi đến GS.TS Phùng Hữu Phú: Ba đột phá chiến lược do Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng xác định là: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ có ý nghĩa, giá trị lâu dài, vẫn còn nguyên giá trị nhưng việc thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu. Đơn cử như việc thực hiện các đột phá chiến lược, tạo nền tảng để năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Xin đồng chí có thể phân tích làm rõ thêm nguyên nhân vì sao việc thực hiện lại không được như mong muốn? Và 3 đột phá nêu trên sẽ đã được bổ sung, cụ thể hóa cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Nội dung này được thể hiện như thế nào trong dự thảo văn kiện? Câu hỏi này được gửi từ bạn Nguyễn Thị Ngọc Bé đến từ Nghệ An. Xin mời GS.TS Phùng Hữu Phú.

GS.TS Phùng Hữu Phú:

Như chúng ta đã biết, trong chiến lược phát triển đất nước thì vấn đề rất quan trọng là đồng thời với việc xác định đúng các nhiệm vụ trọng tâm, các nhiệm vụ toàn diện thì cần phải tìm ra trong các nhiệm vụ, giải pháp đó cái gì là trọng điểm cần phải tập trung. Và quan trọng hơn là từ những nhiệm vụ đó chỉ cho ra những khâu đột phá chiến lược. Đột phá thì ngành nào, địa phương nào cũng có khâu đột phá, nhưng nhìn trên tầm toàn thể đất nước thì cái quan trọng là phát triển cho đúng đột phá chiến lược.

Từ Đại hội XI chúng ta đã xác định đúng ba khâu đột phá chiến lược. Đột phá vào thể chế, đột phá vào nguồn nhân lực và đột phá vào hệ thống kết cấu hạ tầng. Đại hội XII tiếp tục khẳng định ba khâu đột phá chiến lược đó. Và phải nói là trong 10 năm qua, chúng ta đang phấn đấu để thực hiện các khâu đột phá này đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì nó chưa thật là đáp ứng đầy đủ.

Về thể chế, chúng ta đã có những bước tiến trong việc tạo ra môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn. Tuy nhiên việc sử dụng, phát huy các nguồn lực chưa tốt và môi trường cũng chưa thật là minh bạch, thông thoáng. Theo yêu cầu quốc tế là mọi cái phải công khai, minh bạch giải trình chưa đáp ứng yêu cầu. Vấn đề phân cấp, phân quyền cho các cấp từ Trung ương đến địa phương chưa tốt. Vấn đề kiểm soát quyền lực để hạn chế tiêu cực chưa chuyển biến bao nhiêu.

Về nguồn nhân lực thì tuy là tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên, nhưng chúng ta chưa có những đột phá để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Thế giới đánh giá là lao động Việt Nam thì cần cù, thông minh nhưng còn ít kinh nghiệm tiếp cận và triển khai nền sản xuất hiện đại. Nhận thức chúng ta còn lạc hậu, năng suất thấp, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn nhiều bất cập.

Về hệ thống kết cấu hạ tầng, chúng ta làm được rất nhiều. Trong 10 năm qua, nhất là 5 năm vừa rồi làm được rất nhiều hệ thống: Đường giao thông quốc gia, liên tỉnh, liên huyện, đường giao thông nông thôn đã làm rất nhiều. Tuy nhiên tính kết nối đồng bộ của nó chưa cao, và chất lượng hiệu quả thực tế của chưa được như mong muốn. Như thế, ta xác định thì đúng rồi, ba khâu đột phá chiến lược là đúng nhưng trong quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế. Do vậy dẫn đến hệ quả là chúng ta dự kiến đến năm 2020 sẽ đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vẫn chưa thực hiện được.

Lần này, trong dự thảo văn kiện làm việc tiếp tục khẳng định là ba đột phá chiến lược đã được xác định là đúng đắn, có ý nghĩa lâu dài. Suy cho cùng thì phát triển quốc gia nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng bậc nhất vẫn là thể chế. Thể chế chính là hành lang pháp lý, là cả một  hệ thống thiết chế vận hành quan trọng lắm. Nguồn nhân lực vậy vẫn là yếu tố quyết định trong quá trình phát triển và gắn với đó thì hạ tầng, kết cấu hạ tầng là vô cùng quan trọng khẳng định là 3 khâu chiến lược đó vẫn đúng và tiếp tục đúng. Nhưng vấn đề là trong từng giai đoạn phát triển phải xác định được nội hàm của từng khâu đột phá chiến lược đó. Thế thì lần này rút kinh nghiệm của 10 năm vừa qua thực hiện chiến lược 2011-2020,  chúng ta xác định rõ hơn nội hàm của từng khâu đột phá chiến lược. 

Nhà báo Thu HàThưa đồng chí Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Bạn đọc Phạm Hùng Dũng, quận Thanh Xuân, Hà Nội quan tâm đến các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội đã gửi câu hỏi đến đồng chí là: Nội dung nào cần nhấn mạnh và bổ sung thêm về dự báo bối cảnh quốc tế, khu vực, cơ hội, thách thức và tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian tới trong các Dự thảo văn kiện?

- Đồng chí Nguyễn Túc:

Về câu hỏi này thì GS. TS Phùng Hữu Phú, PGS. TS Nguyễn Viết Thông và đồng chí Cao Viết Sinh cũng đã nói khá nhiều ý. Cách đây 3 ngày, tôi mới giảng cho một lớp cán bộ chủ chốt của các tỉnh phụ trách dân vận Mặt trận từ Quảng Nam, Đà Nẵng vào, thì cũng có một vài ý kiến thắc mắc. Tôi có đọc lại Dự thảo Báo cáo và thấy trong đó có một vấn đề lớn là: Tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng và khó lường. Vậy vấn đề mừng nhất của chúng ta chính là gì? Đó là, trong bối cảnh thế giới biến đổi khó lường đó thì vị thế của Việt Nam đã được đề cao, được nhắc đến lần thứ hai trong thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, từ Chủ tịch ASEAN, rồi một loạt những Ủy ban của Liên hợp quốc Việt Nam có vị thế. Chúng ta tự hào về điều đó.

Còn những ý kiến mà mọi người phát biểu thì tôi thấy trong Dự thảo Báo cáo đã được đề cập đó là gì? Là sự đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam. Thứ hai, là tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tuy có thể có những ý kiến khác nhau nhưng về tinh thần thì trong Dự thảo đã được nêu rất kỹ. Và thứ ba là thực hiện Nghị quyết Đại hội XII thì việc hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển, vai trò làm chủ của nhân dân được đề cập rõ hơn và kỹ hơn nhiều phần trong Dự thảo báo cáo này.

Còn về khối đại đoàn kết dân tộc được giữ vững, đặc biệt như đồng chí Phùng Hữu Phú nói, mọi người rất tâm đắc với những kết quả đạt được trong 5 năm qua mà Đại hội của Mặt trận Tổ quốc lần IX họp năm ngoái vào ngày 19/9/2019 đã khẳng định tinh thần dân tộc, lòng yêu nước được khơi dậy mạnh mẽ. Tức là làm cho dân ta có một khí thế mãnh liệt, để chúng ta bước vào Đại hội XIII với quyết tâm mới, khí thế mới.

Còn đóng góp như thế nào thì tôi thấy, nên đóng góp thêm sâu vào những vấn đề mà Báo cáo có nhưng chưa thể hiện rõ. Là một vấn đề lớn trong Nghị quyết 7, ngày 17/11/1993, là Nghị quyết mở đầu cho vấn đề đổi mới về suy nghĩ, về các giai tầng xã hội. Là khi chúng ta nêu ra vấn đề đưa đội ngũ doanh nhân lên vị trí thứ tư thì có một số ý kiến còn băn khoăn. Nhưng thực tế thời gian qua, làm công tác Mặt trận, tôi thấy rằng điều đó không đáng lo. Chưa bao giờ những doanh nhân của Việt Nam lại có những đóng góp nhiều vào những cuộc cứu trợ, phong trào xóa đói giảm nghèo, phong trào đền ơn đáp nghĩa…. như hiện nay, Đây cũng chính là vấn đề về đại đoàn kết dân tộc mà chúng ta cần phải góp ý thêm.

Trong Dự thảo Báo cáo nói về đại đoàn kết dân tộc thì nhiều đồng chí vẫn cho rằng, đoàn kết dân tộc nhưng chưa vững chắc vì sự phân hóa giàu, nghèo bây giờ phát triển rất nhanh và sự phân tầng xã hội ngày càng lớn, thu nhập giữa các tầng lớp nhân dân ngày càng xa dẫn đến mức sống khác nhau, sự suy nghĩ khác nhau. Vì thế, đối với mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân và Nhà nước, cũng mong rằng các đồng chí chúng ta đóng góp thực chất hơn với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật để biết rằng chưa bao giờ cuộc chiến đấu chống tham nhũng của chúng ta đạt được kết quả như thời gian qua. Nó phục hồi lại niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nhưng mà nếu chúng ta dùng chữ “được củng cố vững chắc” thì các đồng chí cũng nên xem xét, nên đánh giá như thế nào cho nó đúng mức.

Nhà báo Thu Hà:

Cũng quan tâm đến những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, bạn đọc lanhuong.bui@gmail.com có gửi đến câu hỏi đến đồng chí Nguyễn Túc như sau: Trong đột phá chiến lược thứ nhất, có giải pháp đề ra là tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Đồng chí nhận định, đánh giá như thế nào về giải pháp này? Và lần này Dự thảo có gì cần bổ sung?

Đồng chí Nguyễn Túc: Phải nói rằng vấn đề giám sát quyền lực chúng ta đưa ra hơi muộn trong quá trình tiến hành đổi mới, đặc biệt là giám sát quyền lực được quan tâm, đẩy mạnh trong Đại hội XII. Chính giám sát quyền lực đó, nhất là giám sát quyền lực do nhân dân tiến hành đã giúp cho Đảng và Nhà nước ta ngăn chặn một bước thoái hoá, biến chất. Chúng ta biết rằng Đại hội VI đổi mới, Đại hội VII trong Báo cáo chính trị có câu: “một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền thoái hoá, biến chất”, đến Đại hội VIII không còn “một số” nữa mà “một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức vụ, quyền hạn thoái hoá, biến chất”. Đến Đại hội IX là “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức vụ, quyền hạn thoái hoá, biến chất”. Đến Đại hội X dự thảo định bỏ chữ “không nhỏ”, nhưng trong tổ biên tập có một số đồng chí cho rằng, trong tình hình hiện nay chưa thể bỏ được chữ “không nhỏ”.  Ngay trong buổi chiều hôm đó, báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cho thấy số đảng viên bị kỷ luật từ Đại hội IX đến Đại hội X tăng hơn rất nhiều. Lần đầu tiên, 2 đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng bị phạt tù vì tội tham nhũng.

Điều này cho thấy cần quan tâm, đẩy mạnh giám sát quyền lực, mà giám sát quan trọng nhất tôi cho rằng là giám sát của nhân dân. Hầu hết các vụ án điểm vừa rồi đều do dân phát hiện, báo chí đưa tin, các cơ quan chức năng mới vào cuộc. Trong bối cảnh Đảng lãnh đạo hiện nay, trong các vụ án tôi thấy đều vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Ở một số vụ án, mỗi đồng chí lãnh đạo chủ chốt biến thành “ông vua con”.

Tôi thấy rằng giám sát quyền lực kỳ này đặt ra mạnh hơn so với những kỳ trước.

Và tôi mong rằng, dân phải giám sát quyền lực mạnh hơn nữa. Giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội đối với ĐBQH và HĐND cần có quy chế mạnh mẽ hơn hiện nay. Bên cạnh đó, giám sát phải thực hiện từ đồng chí cao nhất, phải gương mẫu. Giám sát đầu tiên là giám sát tại địa bàn dân cư, Mặt trận tiếp tục làm việc mà các đại biểu Quốc hội muốn tham gia ứng cử thì Mặt trận hiệp thương lựa chọn, giới thiệu nhưng trước hết phải lấy ý kiến ở địa bàn dân cư. Nếu các đồng chí đó mà ở địa bàn dân cư không được 50% số phiếu, tức là dân đóng góp ý kiến, chúng tôi xem xét và loại ra không đưa ra hiệp thương bàn bạc. Tôi nghĩ rằng trong kỳ này đóng góp với Trung ương nên đóng góp quyền làm chủ của nhân dân trong việc giám sát những người dân đã cử ra và có trách nhiệm đối với người đó.

Nhà báo Lê Hiệp – Báo Thanh niên: Trong nhiều bài phát biểu kết luận, bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có đặt vấn đề phải đặc biệt chú ýxử lý các mối quan hệ lớn, khónhư: Đổi mới, ổn định và phát triển, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, đảm bảo định hướng XHCN... Trong những Văn kiện lần này có đặt ra việc xử lý các mối quan hệ lớn và khó này hay không? Việc giải quyết các vấn đề được coi là cốt lõi của công cuộc đổi mới được thể hiện trong các dự thảo Văn kiện như thế nào?.

GS.TS Phùng Hữu Phú:

Trong văn kiện nói riêng,đường lối đổi mới củaĐảng nóichung thì có vấn đề quan trọng là phảinhận thức và giải quyết cho đúng các mối quan hệ lớn. Các mối quan hệ này phản ánh quy luật của đổi mới, phát triển.

Lần này, xoay quanh các cặp quan hệ lớn có những nhận thức mới. Dự thảo văn kiện có 2 điều chỉnh. Một là, quan hệgiữanhà nước thị trường thì bổ sung thêm quan hệ nhà nước thị trường xã hội, tức là bổ sung thêm yếu tố xã hội. Hai là, điều chỉnh quan hệ mà trướcđây là tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội thì lần nàytrong dự thảo Văn kiện bổ sung thêm là tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Như vậy, hai quan hệđã được điều chỉnh, hoàn thiện thêm. Đồng thời, bổ sung một quan hệ là quan hệ giữa thực hành dân chủ với tăng cường pháp chế bảođảm kỷ cương.

 Như vậy thành 9 mối quan hệ lớn. Trong đó, lần này rất quan trọng là có bổ sung trong quá trình nhận thức và giải quyết các mối quan hệấy thì phải quan tâm cácđiểm như sau:

Trước hết, cần chú trọng hơn đến bảođảmđịnh hướng XHCN, tuân thủ các quy luật thị trường và bảođảm định hướng XHCN. Vừa rồi kiểmđiểmthấy hình như làvấn đề tôn trọng quy luật thịtrường đượcquan tâm nhiều, nhưng quan tâm đếnđảm bảođịnhhướng XHCN thì chưa quan tâm đúng tầm. NhưPGS. TS Nguyễn Viết Thông vừa trả lời,có những vấn đề như tiến bộ, công bằng xã hội ta đã quan tâm nhưng đã thực sự được quan tâm trong từng bước, trong từng chính sách chưa? Đã chú trọng đầyđủ đến phúc lợi xã hội chưa? Lần này nói phải chú trọng hơn đến đảm bảođịnh hướngXHCN.

Rồinhấn mạnh,phải quan tâm nhiều hơn đến xây dựng, hoàn thiện mối quan hệ sảnxuấtbước đầu phù hợp. Chúng ta biếtphát triển thì phải có sựphù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.Lâu nay chúng ta chú trọng đến phát triển lựclượng sản xuấttheo hướng hiệnđại, nhưng quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp là thế nào thì nhận thứccòn có cáichưa rõ. Trên thực tế, vấn đề này còn có lúng túng, nên sắp tới phải quan tâm nhiềuhơn tớivấn đềxây dựng quan hệ sản xuất.

Đồng thời, phải quan tâm nhiều hơn đến phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằngxã hội và bảo vệ môi trường. Trong mối quangiữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa trên thực tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trườngthìdường như là quan tâm nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế, còn những vấn đề văn hóa, xã hội chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế. Dự thảo cóđánh giá như vậy. Và vấn đề môi trường cũng chưa được quan tâm đúng đắn. Càng ngày chúng ta càng thấm thía vấn đề môi trường có tác động ghê gớmnhư thế nào.Lũ lụtở miền Trung đang gây thiệt hại nặng nề, cả nướcđau xóttheo dõi. Như vậy càng thấy phải rất coi trọng, vừa chú trọng tăng trưởng kinh tế để tạo ra tiềm lực nhưng không thể xem nhẹ văn hóa, không thể xem nhẹtiến bộ công bằng xã hội và không thể  xem nhẹbảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, cần phải quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ Tổ quốc XHCN. Hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó mật thiết với nhau là xâydựng và bảo vệ thì vừa chú trọng xây dựng để tạo tiềm lực cho bảo vệ, nhưng đồng thời phảiquan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề bảo vệ Tổ quốc.

Hay lànhấn mạnh phải giữ vững độc lập tự chủ và phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng làđúng, phải tích cực chủ động hội nhập, nhưng phải làm sao hội nhập màkhôngđánh mất bản sắc, hội nhập mà không hòa tan. Đây là nhữngđiều phải quan tâm, phải giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; độc lập, tự chủ về đối ngoại, về kinh tế, đấy là những cái nhấn mạnh trong lần này. Đồng thời phải phát huy tốt hơn, đầy đủ hơn quyền làm chủ của nhân dân.

Cómột điểm mới lắm, đó là quy chế dân chủ cơ sở. Trướcđây, ta nóiphương châm làdân biết, dân bàn, dân kiểm tra thì lần này bổ sung 2 điều quan trọng là dân giámsát, nhân dân thụ hưởng. Như vậy, nhấn mạnh quyền làm chủ thực sự của nhân dân.

Đó là nhữngđiểm nhấn, chúng ta làm tốt thì vừađảm bảo được phát triển đấtnướcphồn vinh, đảm bảohạnh phúccho nhân dân. Sự bảođảmấy chính làđảm bảođịnh hướng XHCN, mànóiđịnh hướng XHCN thì linh hồn XHCN nằmở nội hàm: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lần này, sau dịch COVID-19 thì ta càng thấm thía hơn điều mà Bác Hồ dạy: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

Nhà báo Thu Hà: Thưa đồng chí Nguyễn Túc, có cần bổ sung nội dung nào về trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong chỉ đạo, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030? Và khi góp ý vào nội dung này, Nhân dân nên tập trung vào điểm mấu chốt nào? Đây là câu hỏi của bạn đọc đến từ địa chỉMailuyen1970@gmail.com.

Đồng chí Nguyễn Túc:

Trong Báo cáo kỳ này có đặt một vấn đề rất lớn, đó là xây dựng, chỉnh đốn cả hệ thống chính trị, cả Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng.  Quan niệm của ta, hệ thống chính trị có giống như cái kiềng ba chân? Ba chân vững thì kiềng vững. Một vấn đề chúng ta cần góp ý với dự thảo Báo cáo chính trị là làm sao sự hoạt động của 3 bộ phận đó được nhịp nhàng.

 Thứ nhất, mối quan hệ của Đảng đối với Mặt trận, Đảng trong Mặt trận vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo. Làm thành viên thì làm cái gì, Đảng lãnh đạo Mặt trận ra sao? Vì thực tế hiện nay, có một số đồng chí cán bộ hiểu rằng, Đảng lãnh đạo Mặt trận như lãnh đạo các hội, đoàn mà không thấy rằng, là một thành viên, chúng ta cần đóng góp cho các cấp ủy đảng. 

Thứ hai, tức là tất cả chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm làm được hay không, một phần quyết định là ở đường lối, nhưng phần quyết định nhất là dân, thì xử lý mối quan hệ giữa hệ thống chính trị với dân ra sao để dân thực sự là động lực chủ yếu để thực hiện kế hoạch này. 

Tôi nhớ mãi, khi thống nhất Mặt trận Việt Minh - Liên Việt thì Bác Hồ có công khai kêu gọi Đảng ta hoạt động trở lại. Bác nói là nhiệm vụ của Đảng có thể tóm tắt trong 8 chữ là “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”. Vậy chúng ta cần đóng góp ý kiến vào Đảng đối với đại đoàn kết dân tộc ra sao, Đảng khơi dậy sức mạnh của dân ra sao, nhất là kỳ này chúng ta huy động sức mạnh của dân để có một bước phát triển mới, nhanh hơn, bền vững hơn so với những năm trước.

 

Trần Vương – Phóng viên Báo Lao động: Tôi rất cảm ơn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức một sự kiện ý nghĩa này, các vị đại biểu giải thích rất nhiều điều mới đến độc giả. Nhân đây, tôi có một câu hỏi xin được gửi đến GS Phùng Hữu Phú.

Thưa GS, GS nói về điểm mới trong Dự thảo văn kiện ln này là “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, GS có thể giải thích rõ thành tố hạnh phúc là như thế nào?  Vừa qua, Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái có đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ. Vậy, chúng ta có xây dựng tiêu chí về chỉ số hạnh phúc quốc gia hay không?

Câu hỏi thứ 2 tôi muốn hỏi nữa là: Trong Dự thảo văn kiện, chúng ta xác định năm 2045 mục tiêu đưa Việt Nam thành nước phát triển công nghiệp cao, vậy cơ sở nào để chúng ta đặt mục tiêu như vậy và chân dung một quốc gia phát triển là như thế nào?

GS. Phùng Hữu Phú: Tôi xin phép nói ý đầu của nhà báo. Ý hai xin mời TS Cao Viết Sinh.

Phải nói là vấn đề hạnh phúc là vấn đề không mới ở nước ta. Bác Hồ đã nói cuối cùng đích đến của cách mạng là mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Càng ngày chúng ta càng thấm thía hơn mưu cầu hạnh phúc của nhân dân, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như hiện nay. Lắng nghe dư luận quốc tế, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để thấy rằng, đại dịch COVID-19 đã làm cho con người phải thay đổi cách sống và suy nghĩ, thay đổi triết lý sống.

Qua mạng xã hội, nhiều người nói hoá ra là cuối cùng sống ở trên đời này làm gì? Có phải là cứ giàu có là hạnh phúc không? Có phải cứ quyền cao chức trọng là hạnh phúc không? Đại dịch COVID-19 dẫn đến hệ lụy người giàu, quyền cao chức trọng đến bình dân đều bình đẳng trước đại dịch.

Cuối cùng, cái con người cần, cái quốc gia cần là sự bình yên.

Lần này, trong Dự thảo văn kiện Đại hội, có dùng đến từ rất mới đó là “an ninh con người”, “an ninh xã hội”. Trước đây, chúng ta hay nói đến “an ninh chính trị”,  “trật tự an toàn xã hội”, nhưng hoá ra là “an ninh chính trị”, “trật tự an toàn xã hội” cũng chỉ đúng nhưng chưa đủ, con người cần an toàn tuyệt đối, cần một xã hội yên lành, bình yên về mọi mặt.

Hạnh phúc được gắn với điều này. Tất nhiên là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu ước mơ về sự yên lành đó là khó. Cho nên phải có một quốc gia phồn vinh vì hạnh phúc nhân dân. Chính vì thế, lần này, Dự thảo văn kiện Đại hội đề cập đến chủ đề “Khơi dậy khát vọng phát triển đât nước” sau đó từ mục tiêu tổng quát cho đến nhiệm vụ trọng tâm đều nhấn mạnh khơi dậy phát triển đất nước “phồn vinh”. Khái niệm “hạnh phúc” nằm trong ý này.

TS Cao Viết Sinh: Vế hai trong ý phóng viên hỏi, tôi xin trả lời ngắn gọn như sau: Định nghĩa về nước phát triển có nhiều, tựu chung lại đó là một nước tiên tiến về kinh tế, có nền kinh tế được đặc trưng bởi khu vực công nghiệp và dịch vụ lớn, mức thu nhập đầu người cao.

Theo phân loại của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), hiện nay, thế giới có 29 nước thu nhập thấp, 50 nước thu nhập trung bình thấp, 56 nước thu nhập trung bình cao và 83 nước thu nhập cao. Theo thông lệ IMF, hiện nay có 29 - 30 nước được gọi là phát triển.  Vừa rồi Hoa Kỳ và một số tổ chức khác liệt các nước phát triển khá nhiều nhưng xét trên quan điểm địa chính trị, không phải là tiêu chí số đông thống nhất, do đó, vẫn căn cứ vào phân loại của IMF là chính.

Thực chất, đạt mức thu nhập cao chưa chắc đã là nước phát triển và trên thế giới, cũng có nước đạt thu nhập cao nhưng không được công nhận là nước phát triển, do đó, theo tiêu chí mà tôi đề cập ở trên thì chúng ta đặt mục tiêu cả thu nhập cao và phát triển. Với xuất phát đó, Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII đặt ra chỉ tiêu: vào năm 2030 đạt thu nhập khoảng 7.500USD, GDP theo sức mua tương đương khoảng 15.000 USD, đến năm 2045 đạt mức trên 12.000 USD và chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều.

Với nỗ lực, đột phá và quyết tâm chính trị, vào năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Việt Nam sẽ đứng vào nhóm nước thu nhập cao và phát triển cao.  

Nhà báo Hoàng Thùy -  Báo VnExpress: Mỗi đại hội đều có từ khóa thể hiện tinh thần, nội dung đại hội, như 1 thông điệp gửi đến Nhân dân. Vậy từ khóa của Đại hội XIII là gì?

PGS.TS Nguyễn Viết Thông: Câu hỏi của chị rất hay. Chúng ta đều biết rằng, mỗi đại hội đều có từ khóa. Đại hội VI là “ Đổi mới”, Đại hội XII từ khóa là “Cương lĩnh 1991”, Đại hội VIII từ khóa là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Vậy Đại hội XIII từ khóa là gì? Nếu theo thiển nghĩ của tôi, nó nằm trong 6 chữ: “Thể chế - Sáng tạo - Khát vọng”.
Ngay nhiệm vụ đột phá đầu tiên nói là phải hoàn thiện thể chế, trong đó trọng tâm là thể chế kinh tế thị trường. Dự thảo văn kiện lần này nói rất rõ về hoàn thiện thể chế, tất cả lĩnh vực đều khác với trước. Nếu trước đây chỉ nói là thể chế kinh tế thị trường thì lần này, có cả thể chính trị, thể chế văn hóa xã hội. Đó là sự sáng tạo. Ngay tại phương châm Đại hội mà Giáo sư Phùng Hữu Phú vừa nói, một trong 5 thành tố thì có thành tố sáng tạo. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì nếu không sáng tạo không thể phát triển được. Muốn đổi mới phải sáng tạo, muốn phát triển phải đổi mới, sáng tạo. 

Ngoài ra là thành tố khát vọng. Khát vọng được thể hiện ngay trong chủ đề, tư tưởng xuyên suốt của văn kiện, kể cả nhiệm vụ trọng tâm đều nói rõ “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước”. Như vậy, nếu như tìm từ khóa ngắn gọn, theo thiển nghĩ của tôi, nằm trong 6 chữ “Thể chế - Sáng tạo - Khát vọng”.

Nhà báo Ngọc Hà - Báo Hà Nội mới: Trong văn kiện của Đảng bao giờ cũng có 2 phần, thứ nhất là đề cập đến phát triển kinh tế xã hội là trung tâm, xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt. Nhiệm kỳ vừa qua, Đảng ta đã làm công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng rất mạnh, nhất là xử lý các cán bộ thoái hóa, vi phạm pháp luật. Dư luận có sự lo lắng liệu nhiệm kỳ tới có tiếp tục duy trì được đà đó không? Trong văn kiện của Đại hội XIII đề cập đến vấn đề này như thế nào? Có những điểm mới gì để tiếp tục duy trì đà xây dựng chỉnh đốn Đảng đó?

GS.TS Phùng Hữu Phú: Hoan nghênh ý kiến của đồng chí phóng viên báo Hà Nội Mới. Phải nói rằng là chúng ta trong những năm gần đây thì luôn luôn nhấn mạnh là xây dựng, phát triển kinh tế phải gắn liền với chỉnh đốn Đảng. Cái này thực ra không mới, Bác Hồ từ những năm vừa giành chính quyền, năm 1947, đã dạy là phải thường xuyên chỉnh đốn Đảng. Trong quá trình Đảng lãnh đạo cũng luôn luôn nhấn mạnh là phải xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nhưng mà vì sao Đại hội XII lại đặc biệt nhấn mạnh vấn đề chỉnh đốn Đảng? Là bởi vì, càng ngày, chúng ta càng thấm thía sâu sắc hơn là trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, và thị trường càng ngày càng đi vào chiều sâu, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng trực tiếp thế này, thì Đảng ta, như Bác Hồ nói, là Đảng “không phải trên trời rơi xuống”, cũng nằm trong lòng xã hội, cũng chịu sự tác động ghê gớm của các yếu tố mặt trái của kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế. Do đó, phải đặt vấn đề chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh quyết liệt hơn. Trong nhiệm kỳ này, chúng ta thấy là việc đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực, chống thoái hóa trong nội bộ được tiến hành rất mạnh mẽ. Trong dự thảo văn kiện lần thứ XIII, vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng được nhấn rất mạnh, vừa khẳng định là chúng ta đã làm được nhiều việc, được nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ, đồng thời văn kiện cũng chỉ ra rằng: tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chưa bị đẩy lùi và tham nhũng, thoái hóa vẫn là một trong những nguy cơ đến sự tồn vong của chế độ. Do đó, trong dự thảo lần này có những điểm mới: Xây dựng Đảng, thì Đại hội XII ta bổ sung thêm một nội dung xây dựng Đảng về đạo đức. Trước đây, ta nói là xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, Đại hội XII thì thêm xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng, tổ chức, đạo đức, tập trung vào xây dựng đạo đức chính là một cái ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức, suy thoái trong Đảng. Dự thảo lần này thì bổ sung thêm yếu tố nữa là xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức cán bộ. Thêm vấn đề cán bộ, đặt vấn đề cán bộ là vấn đề vô cùng quan trọng. Và, trong 6 nhiệm vụ trọng tâm thì nhiệm vụ hàng đầu vẫn là vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng và trong đó, vấn đề tiếp tục đấu tranh chống tham nhũng, chống suy thoái được đặt thành một trọng điểm lớn. Do đó, băn khoăn của đồng chí phóng viên báo Hà Nội Mới cũng như là băn khoăn của một bộ phận nhân dân ta liệu cuộc đấu tranh này sắp tới còn tiếp tục không? Còn tiếp tục! Bởi vì cái “bệnh” này nó khó lắm, dừng lại thì đâu lại vào đấy. Dừng lại thì nó lại còn trầm trọng hơn, do đó, quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa là cuộc đấu tranh thường xuyên, liên tục, quyết liệt. Như Tổng Bí thư hay nói là: kiên định, kiên trì, kiên quyết, không hy vọng là một sớm một chiều mà xong ngay đâu. Và cũng không thể không nêu quyết tâm chính trị nhất quán và cũng phải làm một cách quyết liệt. Tuy nhiên, trong văn kiện có một điểm là kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, chúng ta không chỉ tập trung vào chống mà phải tập trung cả vào xây, lấy xây để chống, xây để chống một cách cơ bản hơn. Trong dự thảo văn kiện nói là: tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện./.

Nhà báo Thu Hà: Kính thưa TS. Cao Viết Sinh! Văn kiện đại hội Đảng tiếp tục khẳng định việc đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý - khâu đột phá chiến lược để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Quan điểm của đồng chí về vấn đề này như thế nào? Câu hỏi này được gửi đến từ bạn đọc Nguyễn Nam Hải ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

TS. Cao Viết Sinh:  Cám ơn bạn đọc vì câu hỏi rất hay, bởi vì cán bộ là nguồn gốc của mọi thành công.  Cho nên trong phương hướng, nhiệm vụ trong văn kiện Đại hội Đảng đề cập tới yếu tố đột phá về nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực của cán bộ quản lý, lãnh đạo là rất quan trọng.

 Tôi rất đồng tình với quan điểm này, đặc biệt tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược để đạt được phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ được giao. Tôi cho đấy điều rất quan trọng. 

Ở nội dung thứ hai, làm sao xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu dám chịu trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo. Lâu nay rất nhiều người hay chùn bước chưa dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo, cho nên lần này đặt mục tiêu vào Dự thảo văn kiện đại hội là vô cùng thiết thực.

Đáng chú ý, trong văn kiện cũng đưa ra các cơ chế để tạo áp lực cho cán bộ dám làm, dám vì công việc, vì dân. Cùng với đó cũng đưa ra việc cần có cơ chế để bảo vệ cán bộ tốt, cán bộ vì việc chung chứ không phải vì cá nhân của mình. Điều này sẽ tạo tiền đề rất tốt cho cán bộ chúng ta trong thời gian tới sẽ làm hết mình, vì nhân dân phục vụ.

Nhà báo Thu Hà: Thưa đồng chí Nguyễn Túc: “Đảng chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình” – quan điểm này đã được đề cập trong văn kiện như thế nào? Theo đồng chí đã xứng tầm chưa và có cần góp ý thêm điều gì không? Câu hỏi này được bạn đọc Bùi Trọng Lương gửi đến từ Phú Yên.

Đồng chí Nguyễn Túc: Chúng ta nhớ rằng, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khai sinh ra thì chúng ta có mấy mục tiêu là: độc lập, tự do và hạnh phúc. Tôi nhớ ngày15 tháng 10 năm 1949,  Bác Hồ viết bài “Dân vận”. Nói tóm lại, bài viết đó Bác khẳng định: nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở trong dân. Đến năm 1998, Bộ Chính trị ban hành Quyết định 30 về vấn đề quy chế dân chủ ở cơ sở… tất cả những văn kiện đó đều thể hiện rõ trách nhiệm của Đảng trước dân và trách nhiệm của dân đối với Đảng. Tổng kết thời gian vừa qua, đặc biệt là tổng kết 5 năm qua thì tôi thấy rằng trong Dự thảo báo cáo này trình bày một cách khái quát nhưng khá đầy đủ những thực trạng hiện nay, cái được và cái chưa được trong vấn đề giám sát của Đảng với dân và dân với Đảng. Có thể nói rằng, 5 năm qua có một bước tiến lớn về trách nhiệm của Đảng với dân, và đồng thời niềm tin của dân đối với Đảng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội cũng như trong quá trình xây dựng Đảng.

Ý kiến mà nhiều đại biểu cho biết là một trong những yếu tố thời gian vừa qua Đảng lấy lại niềm tin của dân, được niềm tin của dân vì trong Đại hội XII tức là trong Báo cáo chính trị nói nhân dân giảm sút niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước. Nhưng qua Đại hội vừa rồi, thì nhiều nơi đều khẳng định là niềm tin đó được phục hồi và củng cố. Vì sao? vì tất cả đã thực hiện tốt, trước hết là trong nội bộ Đảng để Đảng thực sự là một Đảng đạo đức và văn minh.

Bây giờ nhân dân đóng góp vào Dự thảo thì nên đóng góp gì? Tôi nghĩ rằng xem xem quyền của dân hiện nay có những cái gì còn cản trở, và hai nữa cũng phải thấy trách nhiệm của mình đối với sự lãnh đạo của Đảng, đối với việc thực hiện nghị quyết của Đảng. Đóng góp là trách nhiệm của chúng ta, không phải rằng ai cũng làm tốt cả. Hiện tượng hiện nay trong xã hội, những phần tử chống người thi hành công vụ có chiều hướng gia tăng, kỷ cương xã hội nhiều nơi chưa chấp hành tốt, nên các thế lực nước ngoài lợi dụng cái đó để chống đối chúng ta.

Nói thế để thấy rằng cần có sự đấu tranh một cách rất chân thành và phản ánh được ý kiến của dân.

Nhà báo Thu Hà: Để kết thúc chương trình, xin được hỏi 1 câu hỏi chung mà rất nhiều bạn đọc quan tâm gửi cho các đại biểu khách mời: Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII không chỉ nhấn mạnh phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, mà còn nhấn mạnh yếu tố “nhân dân thụ hưởng”. Đồng chí có lưu ý gì khi góp ý về  nội dung này trong các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng?

 GS.TS Phùng Hữu Phú:  Như tôi đã nói, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” thì sắp tới ta phải tiếp tục làm tốt hơn những vấn đề này.

Lần này, bổ sung 2 yếu tố quan trọng. Một là, dân giám sát, nếu dân giám sát tốt thì khắc phục rất nhiều yếu kém. Trong phòng, chống tham nhũng thì dân chính là lực lượng giúp cho việc phòng tốt nhất. Không ai hiểu bằng dân, dân biết hết, đồng chí cán bộ này có bao nhiêu đất, có bao nhiêu nhà, đồng chí cán bộ này sinh hoạt ra sao;  tổ chức  Đảng,  tổ chức Mặt trận, tổ chức đoàn thể  hoạt động thực chất hay không dân đều biết.  Nếu có cơ chế để dân giám sát  hiệu quả  thì chúng ta sẽ phòng ngừa  được những hạn chế, tham nhũng, tiêu cực của bộ máy,  cán bộ, công chức. Như vậy, thêm dân giám sát   rất có ý nghĩa.  

Hai là, bổ sung nhân dân thụ hưởng. Trước đây, trong thời kỳ chiến tranh chúng ta đặt cao lợi ích dân tộc, chúng ta thà hy sinh tất cả, đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải, chỉ có một lợi ích của Tổ quốc.  Khi hòa bình, xây dựng, nhất là khi thực hiện kinh tế thị trường thì vấn đề lợi ích giữa Nhà nước, cộng đồng,  lợi ích cá nhân phải hài hòa.  Nhân dân phải được thụ hưởng, đây là động lực, nếu dân  làm, dân kiểm tra, giám sát mà không được thụ hưởng thì vô nghĩa. Cho nên thêm 4 chữ thôi mà rất có ý nghĩa, rất quan trọng.  

PGS.TS Nguyễn Viết Thông: Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của GS Phùng Hữu Phú. Ở đây, tôi chỉ xin đề cập thêm tới quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Sau khi nước ta giành độc lập, Bác Hồ có nói rằng, giành độc lập, tự do mà dân vẫn đói khổ thì giành độc lập, tự do làm cái gì. Như vậy để cho thấy, sau khi giành được hòa bình, thì phải xem chúng ta mang lại gì cho nhân dân. Và yếu tố hạnh phúc được nhấn mạnh và thực tế, như chương trình xây dựng nông thôn mới với các đích là người dân trực tiếp làm và trực tiếp thụ hưởng. Làm như vậy, hiệu quả rất tốt.

Nhà báo Thu Hà: Từ sáng tới giờ, Tọa đàm chúng ta đã trải qua 3,5 tiếng đồng hồ. Xin giáo sư Phùng Hữu Phú gợi lại, gợi mở những vấn đề trọng tâm, khái quát nhất để bắt đầu từ ngày mai, 20/10, Nhân dân sẽ góp ý vào dự thảo văn kiện được công bố?

Giáo sư Phùng Hữu Phú: Thưa các bạn đọc,  thưa các nhà báo! Ngày mai là ngày chúng ta sẽ chính thức xin ý kiến rộng rãi của Nhân dân vào dự thảo văn kiện. Điều đáng nói đầu tiên là dự thảo Văn kiện lần này có nhiều điểm mới, điểm nhấn. Những điểm nhấn, điểm mới này không phải là cái mới do Bộ Chính trị, do Trung ương nghĩ ra, không phải do anh em viết trong tổ biên tập nghĩ ra, mà cái mới này là sản phẩm đòi hỏi của khách quan, tức là bây giờ thời cuộc đã thay đổi rất nhanh, đặt ra rất nhiều vấn đề mới buộc chúng ta phải tiếp cận để tồn tại, phát triển nếu không muốn tụt hậu.

 Do đó, lần này phải tiếp cận định hướng mới, nội dung mới. Và nói dự thảo Văn kiện lần này mới bởi vì chúng ta đã kế thừa được sự sáng tạo vĩ đại của Nhân dân ta qua 30 năm đổi mới, tiếp cận được xu thế của thời đại, những kinh nghiệm thành công của các nước mới. Rất mong khi Dự thảo được ban hành, Nhân dân, các nhà khoa học đóng góp thêm những cái mới đã đúng chưa, đã phù hợp chưa? Cần phải bổ sung cái gì, cần phải điều chỉnh gì?

Thứ hai, rất quan trọng là đánh giá. Chúng ta cần đánh giá đất nước ta sau 5 năm gắn với đánh giá 35 năm đổi mới, cần đánh giá cái gì được, cái gì chưa được thật sự khách quan. Ở đây chúng ta không tô hồng, vì tô hồng dẫn đến chủ quan, cũng không tô đen vì tô đen dẫn đến bi quan, chán nản; mà bây giờ chúng ta cần khơi dậy khát vọng, tạo niềm tin, một niềm tin tỉnh táo, tức nhưng không xuôi chiều, không tự mãn, không chủ quan, không bằng lòng với những gì đã có mà là tin một cách khoa học, tỉnh táo nhận biết những gì đang yếu kém cần phải khắc phục. Rất mong chúng ta đánh giá một cách thật khách quan, thật tỉnh táo tình hình đất nước; từ đó rút ra những bài học, đặc biệt trong Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế - xã hội đã đúng chưa, còn chỗ nào phải bổ sung thậm thía hơn, day dứt hơn cần phải rút kinh nghiệm.

Thứ ba là dự báo tình hình sắp tới. Bây giờ thời cuộc thay đổi rất nhanh chóng, nhất là đại dịch COVID-19 khiến thế giới đảo lộn, cộng hưởng với biến đổi khí hậu ngày càng dữ dội; cuộc chạy đua quyết liệt giữa các nước lớn, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư…, đưa đến những thời cơ, nhưng cũng nhiều thách thức rất khắc nghiệt. Chính vì vậy, cần phải đánh giá cho đúng, biết nắm lấy thời cơ, đánh giá đúng thời cuộc, nhận thức đúng bối cảnh. Rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến làm sâu sắc hơn dự thảo các Văn kiện.

Trong dự thảo Văn kiện còn đưa ra các mục tiêu, rất mong Nhân dân, các nhà khoa học đóng góp ý kiến xem mục tiêu như thế hợp lý chưa? Có ảo tưởng không?  Mục tiêu đến tầm chưa, còn có thể làm tốt hơn không? Rất mong chúng ta xác định được mục tiêu thật chuẩn xác để cố gắng không lặp lại thiếu sót là nhiều lần ta đưa ra mục tiêu nhưng kiểm điểm lại thấy có nhiều mục tiêu chưa đạt được. Lần này chúng ta đã rút kinh nghiệm, có tính mở hơn, đó là đưa ra định hướng “Phấn đấu đạt mục tiêu và chỉ tiêu cao nhất, đồng thời chủ động chuẩn bị các dự án để thích ứng biến đổi của biện chứng khoa học hơn hai nữa”.

Ngoài ra, cần góp ý xem tư tưởng chỉ đạo đúng chưa? Cần góp ý gì thêm không? Cái gì cần bổ sung, cái gì cần thay đổi để làm sao  toàn Đảng, toàn dân đều thống nhất “chúng chí thành thành”. Lần này,mong muốn là qua góp ý của toàn dân sẽ tạo ra sự thống nhất cao trong Đảng, trong dân, bởi có thống nhất, chúng ta mới có thể làm được.

Về những định hướng lớn, cần góp ý xem đã ổn chưa? Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng thế nào…. Bên cạnh đó là sáu nhiệm vụ trọng tâm và ba khâu đột phá chiến lược trọng tâm như thế đúng chưa? Đã đúng với yêu cầu của khách quan chưa? Ba đột phá như vậy chuẩn xác chưa? Việc này đòi hỏi góp ý phải có trí tuệ và thái độ nghiêm túc với tinh thần rất cầu thị.

Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhiều lần nói, rất hy vọng đợt lấy ý kiến của Nhân dân lần này thật sự một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để Nhân dân ta đóng góp tâm huyết, trí tuệ để xây dựng đất nước. Ý kiến đóng góp của Nhân dân sẽ có ý nghĩa quyết định quan trọng, đảm bảo chất lượng của Đại hội sắp tới.

Còn về chủ đề Đại hội, theo tôi, đó là 8 chữ “Khát vọng, Phát triển, Đổi mới, Sáng tạo”.

Nhà báo Thu Hà: Xin cảm ơn GS.TS Phùng Hữu Phú và các đồng chí. Như vậy sau hơn 3h Tọa đàm trực tuyến, các vị khách mời của chúng ta đã thẳng thắn trao đổi, trả lời gần 30 câu hỏi của bạn đọc Báo điện tử ĐCSVN. Với sự tâm huyết, trách nhiệm cùng những thông tin của các vị khách mời cung cấp đã giải đáp, góp phần quan trọng vào làm rõ những nội dung nổi bật, mấu chốt, cốt lõi và những điểm mới trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi để Nhân dân tham gia thảo luận góp ý kiến.

Kính thưa các đồng chí và các bạn, theo dự kiến ngay mai (20/10) Dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng sẽ được công bố để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân. Những ý kiến quý báu của các khách mời hôm nay, trong đó có nhiều đồng chí là thành viên của tiểu ban văn kiện Đại hội XIII của Đảng chắc chắn sẽ góp phần làm cho bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích. Báo điện tử ĐCSVN sẽ tiếp nhận các ý kiến của bạn đọc góp ý vào Dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trong thời gian tới. Vì vậy, ngay từ bây giờ mời bạn đọc gửi cho báo theo địa chỉ: dangcongsan.vn@btgtw.vn; thuhadcsvn@gmail.com; hienhoacpv@gmail.com. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn các vị khách mời cũng như sự có mặt của tất cả các đại biểu hôm nay. Buổi Tọa đàm của Báo điện tử ĐCSVN đến đây là kết thúc. Trân trọng cảm ơn!

Lượt xem: 1.520
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 003978828
  •  Đang online: 20
  •  Trong tuần: 20
  •  Trong tháng: 58.052
  •  Trong năm: 1.280.203